[TỔNG HỢP] 3 tiêu chuẩn xây dựng phổ biến nhất bạn nên biết

13:51:34 - 31/10/2019 Phạm Thị Hạnh 1220 lượt xem

Các tiêu chuẩn xây dựng phổ biến được xem là vấn đề hết sức quan trọng mà bất kỳ kiến trúc sư nào cũng đều phải quan tâm và tìm hiểu khi xây dựng các công trình hiện nay. Các tiêu chuẩn xây dựng góp phần tạo nên chất lượng và độ đảm bảo cho các công trình khi đưa vào sử dụng. Chính vì vậy mà các tiêu chuẩn xây dựng là vấn đề được quan tâm nhiều nhất đối với lĩnh vực xây dựng. Trong bài viết dưới đây Thiết kế nhà 24h sẽ cung cấp đến các bạn những thông tin liên quan đến các tiêu chuẩn xây dựng phổ biến hiện nay mà bạn cần biết.

Đọc thêm: 

I. Tiêu chuẩn 2737: 1995 thiết kế và tải trọng và tác động 

1. Phạm vi áp dụng

Các phạm vi áp dụng tiêu chuẩn:

  • Tiêu chuẩn được áp dụng trong lĩnh vực tải trọng và tác động để thiết kế các kết cấu nền móng nhà, công trình xây dựng.
  • Một số tải trọng và tác động do giao thông đường bộ, đường biển, đường sắt, đường biển, do sóng, do gió, do bão, do bốc xếp hàng hóa,...tạo ra thì sẽ không được tính theo tiêu chuẩn này mà sẽ dựa vào các tiêu chuẩn khác.
  • Trong trường hợp sửa chữa công trình thì dựa vào kết quả khảo sát thực tế để tính toán trọng tải chính xác nhất.
  • Đối với các công trình đặc biệt và ngành nghề đặc thù thì sẽ không tính trọng tải bằng tiêu chuẩn này mà sẽ dựa vào các tiêu chuẩn chuyên ngành khác.

https://thietkenha24h.net/uploaded/files/tieu-chuan--293-2003.jpg

Tiêu chuẩn 2737: 1995 về tải trọng và tác động 

2. Nguyên tắc cơ bản

2.1. Quy định chung

Một số quy định chung như sau:

  • Đối với tất cả các công trình xây dựng đều phải tính được trọng tải được sinh ra trong suốt quá trình xây dựng, sử dụng và cả quá trình chế tạo và hoàn thành kết cấu.
  • Đặc trưng cơ bản của tải trọng chính là các đại lượng tiêu chuẩn đã được nêu ở trong tiêu chuẩn này.

2.2. Hệ số vượt tải

Hệ số vượt tải của kết cấu và nền móng được tính như sau:

  •  Mức độ tính toán cường độ cũng như ổn định sẽ được thực hiện theo các mục 3.2, 4.2.2, 4.3.3, 4.4.2, 5.8, 6.3, 6.17.
  • Độ bền mỏi được tính bằng 1, còn để tính toán dầm cầu trục thì sẽ dùng mục 5.16.
  • Tính toán biến dạng và chuyển vị sẽ lấy bằng 1 trong trường hợp thiết kế nền móng và kết cấu không đưa ra các giá trị khác nhau.
  • Trong trường hợp tính những giới hạn đặc biệt không có trong tiêu chuẩn ở các mục trên thì sẽ sử dụng tiêu chuẩn thiết kế kết cấu và nền móng.

2.3. Phân loại tải trọng

Tùy vào thời gian tác dụng của các tải trọng mà người ta chia tải trọng thành 2 nhóm như sau:

  • Tải trọng tạm thời là những tải trọng không có trong một giai đoạn nào đó trong suốt quá trình xây dựng và sử dụng.
  • Tải trọng thường xuyên chính là những tải trọng không biến đổi trong suốt quá trình xây dựng và sử dụng.

II. Các tiêu chuẩn xây dựng: nền nhà và công trình 45:1978 

1. Nguyên tắc chung

Tiêu chuẩn này được áp dụng cho các thiết kế nhà, nền móng và công trình. Bên cạnh đó thì nền nhà và công trình cần phải được thiết kế trên cơ sở:

  • Các kết quả điều tra địa chất thủy văn, địa chất công trình cũng như điều kiện khí hậu của vùng.
  • Kinh nghiệm xây dựng công trình trong điều kiện địa chất tương tự.
  • Các tài liệu đặc trưng liên quan đến công trình định xây như tính toán trọng tải tác dụng lên móng và một số điều kiện sử dụng sau này.
  • Sử dụng các giải pháp tối ưu và phù hợp nhất với điều kiện địa chất và đất xây ở công trình.

Tiêu chuẩn nền nhà và công trình 45:1978 

Tiêu chuẩn nền nhà và công trình 45:1978 

Ngoài ra thì việc nghiên cứu địa chất của đất nền xây móng công trình cũng cần phải được thực hiện theo các tiêu chuẩn xây dựng có liên quan và đưa ra được các kết quả để giải quyết các vấn đề sau:

  • Lựa chọn kiểu nền móng phù hợp cũng như xác định được kích thước, chiều sâu của móng cũng như dự tính được những thay đổi tùy thuộc vào điều kiện địa chất.
  • Có phương án cải tạo tính chất đất nền trong trường hợp cần thiết.

Trong trường hợp không có đầy đủ các căn cứ về điều kiện địa chất cũng như điều kiện thủy văn thì sẽ không cho phép thiết kế và xây dựng nền móng và công trình. Còn khi được cho phép xây dựng thì khi lập phương án nền và móng cần phải thực hiện quy định ủi lớp đất trồng trọt để phục vụ cho mục đích canh tác và nông nghiệp sau này.

2. Tên đất nền

Khi thể hiện kết quả khảo sát đối với thiết kế nền móng và các phần của công trình nằm dưới mặt đất thì cần phải quy định tên đất theo tiêu chuẩn đã đặt ra. Đối với một số trường hợp đặc biệt thì có thể đưa vào các tên gọi cũng như đặc trưng khác vào kết quả khảo sát. Nhưng cần phải chú ý là các tên gọi và đặc trưng phụ không được mâu thuẫn với tên đất của tiêu chuẩn trong phần này.

Đất đá của công trình sẽ được chia ra đất và đá:

  • Đá sẽ bao gồm có trầm tích, biến chất và phún xuất được liên kết cứng giữa các hạt.
  • Đất sẽ gồm có 3 loại: đất hòn lớn, đất cát, đất sét.

III. Các tiêu chuẩn xây dựng 293:2003: hướng dẫn chống nóng cho nhà ở 

1. Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn này được sử dụng cho các thiết kế chống nóng trong xây dựng cũng như cải tạo công trình nhà ở. Không sử dụng tiêu chuẩn này cho những trường hợp như lán trại, công trình ngầm và các công trình đặc biệt khác.

Tiêu chuẩn 293:2003 về hướng dẫn chống nóng cho nhà ở 

Tiêu chuẩn 293:2003 về hướng dẫn chống nóng cho nhà ở 

2. Các tiêu chuẩn tham chiếu

Dưới đây là các tiêu chuẩn tham chiếu về tiêu chuẩn hướng dẫn chống nóng cho nhà ở:

  • TCVN 5687-1992 :Tiêu chuẩn về thông gió và điều tiết không khí sưởi ấm cho công trình - Các tiêu chuẩn thiết kế.
  • TCVN 4605-1988 : Tiêu chuẩn về  kỹ thuật nhiệt và kết cấu ngăn che - Các tiêu chuẩn thiết kế.
  • TCVN 4088-1985: Tiêu chuẩn về số hiệu khí hậu dùng trong thiết kế xây dựng ở từng vùng.
  • TCVN 5718-1993: Tiêu chuẩn về thiết kế mái nhà và sàn bê tông cốt thép trong các công trình xây dựng. Các yêu cầu kỹ thuật về chống thấm nước cho công trình.
  • TCXD 230-1998: Tiêu chuẩn về thiết kế nền nhà chống nồm - Các tiêu chuẩn thiết kế và thi công công trình.
  • TCXD 232-1999: Tiêu chuẩn về thiết kế hệ thống thông gió, điều hoà không khí và hệ thống cấp lạnh - Tiêu chuẩn về các phương pháp hế tạo, lắp đặt và nghiệm thu công trình.
  • TCVN 237-1999; Tiêu chuẩn về kỹ thuật chống nồm cho công trình nhà ở.

3. Một số định nghĩa

Dưới đây là một số định nghĩa được sử dụng nhiều trong các tiêu chuẩn chống nóng cho nhà ở hiện nay:

  • Biên độ dao động nhiệt độ: chính là trị số tuyệt đối của độ lệch dao động giữa nhiệt độ cao nhất với nhiệt độ trung bình giữa ngày và đêm, nhiệt độ dao động được thể hiện bằng tính chu kỳ.
  • Quán tính nhiệt D: chính là chỉ số về mức độ tăng, giảm nhanh hoặc chậm của dao động nhiệt độ bên trong kết cấu mái nhà khi chịu nhiệt độ dao động.
  • Tính ổn định nhiệt: chính là khả năng có thể chống lại dao động nhiệt độ của kết cấu mái che có tính chu kỳ. Tính ổn định nhiệt chịu sự tác động chủ yếu từ nhiệt trở của kết cấu mái che. Tính ổn định nhiệt độ của công trình chính là khả năng có thể ngăn chặn lại tác động của dao động nhiệt xuống dưới công trình. Tính ổn định của kết cấu bao che chính là yếu tố quyết định đến tính ổn định nhiệt của công trình.
  • Tỷ lệ diện tích cửa sổ-tường: đây chính là tỷ lệ giữa diện tích của cửa sổ với diện tích của các tường bao xung quanh một căn phòng.

Như vậy, trong bài viết trên chúng tôi đã cung cấp đến các bạn một số thông tin vô cùng bổ ích liên quan đến các tiêu chuẩn xây dựng phổ biến hiện nay và mọi người cần biết. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết trên thì các bạn sẽ có thêm nhiều hiểu biết và kinh nghiệm liên quan đến các tiêu chuẩn xây dựng để giúp cho mọi việc được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn.

BÁO GIÁ THIẾT KẾ NHÀ

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CHẤT UY

HOLINE: 0969.085.669 - 0969.835.669

ĐĂNG KÍ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Tên khách hàng *
Địa chỉ *
Điện thoại *
Công năng từng tầng *
 

Thảo luận

Có thể bạn quan tâm

[Giải đáp] Quy trình xây nhà chuẩn bạn NÊN biết [Giải đáp] Quy trình xây nhà chuẩn bạn NÊN biết

Xây nhà là một trong những công việc quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người. Hãy cùng tìm hiểu những thông ...

[HƯỚNG DẪN] Cách xem hướng nhà theo phong thuỷ [HƯỚNG DẪN] Cách xem hướng nhà theo phong thuỷ

Một ngôi nhà có hướng nhà tốt sẽ đem lại nhiều điều tốt lành, may mắn và tài lộc đến cho gia chủ. Do đó, khi mua ...

Mật độ xây dựng là gì? Cách tính mật độ xây dựng cho nhà ở  Mật độ xây dựng là gì? Cách tính mật độ xây dựng cho nhà ở 

Bạn đang dự định xây dựng một căn nhà nhưng quá nhiều vấn đề liên quan đến pháp lý cản trở việc xây dựng nhà ...

[TỔNG HỢP] Các loại vật liệu xây dựng và vật liệu xây dựng mới  [TỔNG HỢP] Các loại vật liệu xây dựng và vật liệu xây dựng mới 

Vật liệu xây dựng là yếu tố không thể thiếu trong ngành xây dựng. Với mỗi loại vật liệu khác nhau thì sẽ có ...


close